31/8/12
27/8/12
Báo Tuổi Trẻ viết về buổi trò chuyện của các nhà văn hoá Huế với nhóm SEO
Du học sinh trao đổi về văn hóa Huế
Chia sẻ về văn hóa Huế với các du học sinh - Ảnh: PHAN THÀNH |
TTO - Nhiều vấn đề văn hóa Huế đã được đề cập trong buổi nói chuyện thú vị giữa du học sinh Việt Nam và nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân, GS.TS Thái Kim Lan, dịch giả Bửu Ý sáng 18-8 tại TP Huế. Chia sẻ về văn hóa Huế với các du học sinh - Ba nhà văn hóa của Huế trò chuyện với du học sinh về hành trình mở cõi của triều Nguyễn, chùa Huế, di tích Huế, ẩm thực và áo dài… Trước đó, các du học sinh đã có hai ngày tham quan danh lam thắng cảnh ở Huế. Đây là hoạt động kết thúc chuyến thực tập mười tuần tại Việt Nam của 29 du học sinh người Việt đang học tập ở Mỹ, Anh và Singapore. “Mình mong sẽ có cơ hội trở lại Huế tìm hiểu sâu hơn nữa về một thành phố cổ xưa, một cố đô của nước Việt mà giá trị truyền thống đến nay vẫn còn nguyên vẹn” - Nguyễn Thị Lan Ngọc, du học sinh ĐHQG Singapore, chia sẻ. Cũng tại buổi nói chuyện, nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân đã ký tặng du học sinh bộ tự truyện Nguyễn Đắc Xuân - từ Phú Xuân đến Huế mới xuất bản.
PHAN THÀNH
26/8/12
23/8/12
19/8/12
18/8/12
17/8/12
16/8/12
Sắc màu cầu Tràng Tiền về đêm
Năm Thành Thái thứ 9 (1897), cầu Trường Tiền được
khâm sứ Trung Kỳ Levécque giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công
trình Tháp Eiffel ở Paris) thiết kế. Cầu được khởi công xây dựng sau đó và đến
năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành.
Nằm giữa thành phố Huế, vắt ngang qua dòng Hương cổ kính và thơ mộng, cầu Trường Tiền (hay cầu Tràng Tiền) trở thành một trong những biểu tượng của thành phố Huế và đi vào trong thơ ca nhạc họa, trong tình yêu và nỗi nhớ của mỗi người dân xứ Huế khi đi xa, của mỗi bước chân lữ khách khi dừng bước ghé thăm trong hành trình của mình...
Vào những đêm cuối tuần, cầu Trường Tiền nổi bật và rực rỡ trong bộ cánh lấp lánh đủ sắc màu của ngàn ánh điện lung linh. Đi thuyền trên sông Hương và ngắm sắc màu cầu Trường Tiền trong đêm, càng cảm nhận thêm sự trầm lắng nhưng sâu nặng những ân tình từ cảnh và người nơi đây...
14/8/12
13/8/12
12/8/12
11/8/12
9/8/12
8/8/12
7/8/12
6/8/12
4/8/12
Trò chơi "Ghế nóng"
Lớp học chia làm 2 đội. Mỗi đội sẽ cử thành viên của mình ngồi lên chiếc "ghế nóng"để tham gia trò chơi. Người điều hành trò chơi sẽ viết lên bảng các từ tiếng anh theo nhiều chủ đề khác nhau, người ngồi ở vị trí "ghế nóng" không được quay lại nhìn bảng, nhiệm vụ của người chơi trong đội là phải diễn tả bằng hành động, không được nói để người ngồi "ghế nóng" đoán được từ viết trên bảng và phát âm đúng từ đó thì mới ghi điểm. Đội nào đoán đúng nhiều từ và phát âm tốt sẽ chiến thắng. Nếu có ai trong đội nói từ được viết trên bảng cho người ngồi "ghế nóng" biết thì đội đó sẽ phạm quy và không được tính điểm.
Trò chơi này đòi hỏi 2 đội tinh thần đoàn kết, sự nhanh trí trong việc diễn tả hành động để đồng đội của mình đoán được đúng từ, những người ngồi "ghế nóng" cần phải nhớ từ vựng tốt.
Đây là những bức hình của 2 đội Mèo và Chuột khi tham gia trò chơi "ghế nóng". Có rất nhiều từ vựng được sử dụng trong trò chơi đã được ông Claud giảng dạy như: fish, milk, beer, beach, television... Vì vậy, trò chơi vừa giúp các học viên ôn lại từ vựng vừa giúp phản xạ nhanh đoán đúng từ nhưng vẫn phải phát âm tốt.
Sự diễn tả với đủ mọi hành động, cử chỉ khiến tất cả mọi người trong lớp học đều cười vui sảng khoái. Không ai có thể nhịn cười khi nhìn người chơi diễn tả từ quả trứng, kem, sữa, bikini... cho đồng đội đang ngồi "ghế nóng". Sau thời gian "thi đấu" rất gay cấn, cuối cùng đội Mèo với việc đoán được nhiều từ và phát âm tốt đã chiến thắng đội Chuột.
Trò chơi "ghế nóng" đã đem lại cho các học viên của lớp Nhà hàng bầu không khí sôi nổi, vui vẻ. Nhiều học viên còn muốn trò chơi được kéo dài thời gian hơn nữa, mặc dù giờ học đã kết thúc từ lâu.
Trò chơi tiếng Anh bổ trợ rất nhiều cho việc giảng dạy ngoại ngữ, đồng thời dễ dàng tạo ra sự hứng khởi học tập cho các học viên.
2/8/12
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)